Thẩm định Luật Thương mại điện tử

Ngày 10/7, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Luật Thương mại điện tử. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì thẩm định. Tham dự có Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng.

09:55, 14/07/2025

Ngày 10/7, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Luật Thương mại điện tử. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì thẩm định. Tham dự có Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng.

 

Theo Bộ Công Thương, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam được các tổ chức nghiên cứu thị trường uy tín đánh giá cao (xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về quy mô năm 2024 và xếp thứ 5 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng năm 2022). Quy mô thị trường bán lẻ TMĐT B2C tăng trưởng nhanh chóng từ 2,97 tỷ đô la Mỹ năm 2014 đến 25 tỷ đô năm 2024, trung bình tăng trưởng 20-30% cả giai đoạn, đóng góp 10% tổng doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước năm 2024. Thị trường TMĐT là điểm đầu tư hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài, giúp người tiêu dùng Việt Nam trở thành người tiêu dùng toàn cầu, có thể tiếp cận với cả các sản phẩm đa dạng và phong phú cả trong nước và quốc tế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đã tận dụng được các nền tảng hiện đại để phát triển kênh phân phối hàng hóa, sản phẩm.

Tuy nhiên, các quy định pháp luật về TMĐT chỉ mới ở cấp Nghị định nên chưa đủ hiệu lực điều chỉnh các vấn đề quan trọng mang tính đa ngành trong TMĐT. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, sự xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh mới, đa dạng về mặt chủ thể, phức tạp về mặt bản chất và từ thực tiễn quản lý nhà nước trong lĩnh vực TMĐT, dẫn đến các chính sách, quy định về TMĐT đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như sau: Hệ thống pháp luật về TMĐT còn thiếu tính thống nhất, toàn diện; các mô hình TMĐT mới chưa có quy định điều chỉnh riêng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ; vấn đề hàng giả, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng chưa được kiểm soát triệt để; hoạt động TMĐT xuyên biên giới phát triển nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều phức tạp…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng

Luật TMĐT được xây dựng nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, các bất cập, hạn chế trong thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT trong thời gian vừa qua cũng như để phù hợp với xu thế đổi mới do công nghệ số đã làm thay đổi và định hình lại tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực TMĐT.

Đồng thời, hoàn thiện chính sách, pháp luật về TMĐT theo hướng khuyến khích sáng tạo trong việc xây dựng và thực thi quy định, bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; tạo động lực cho cạnh tranh và phát triển sáng tạo của doanh nghiệp; hỗ trợ, khuyến khích hoạt động của các tổ chức xã hội, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về TMĐT; tạo điều kiện cho TMĐT phát triển bền vững, có trật tự, làm động lực cho sự phát triển của nền kinh tế số.

Dự thảo Luật thương mại điện tử quy định 6 nhóm chính sách cụ thể:

- Quy định loại hình và trách nhiệm của chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử;

- Quy định loại hình và trách nhiệm của các chủ thể tham gia nền tảng số đa dịch vụ, mạng xã hội có hoạt động thương mại điện tử;

- Quy định loại hình và trách nhiệm của chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới không có hiện diện tại Việt Nam, hoạt động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam, người bán nước ngoài có hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam;

- Quy định về dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử và trách nhiệm của các chủ thể liên quan;

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử;

- Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử xanh và bền vững.

Theo đó, dự thảo Luật quy định 4 mô hình hoạt động TMĐT: (1) Nền tảng TMĐT kinh doanh trực tiếp, (2) Nền tảng TMĐT trung gian, (3) Mạng xã hội hoạt động TMĐT, (4) Nền tảng tích hợp đa dịch vụ.

Đồng thời, dự thảo Luật cũng đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với hoạt động bán hàng livestream, chủ quản nền tảng phải xác thực danh tính người livestream, công khai và thực hiện cơ chế, biện pháp kiểm soát theo thời gian thực nội dung bán hàng livestream; người bán cung cấp cho người livestream các tài liệu pháp lý chứng minh đáp ứng điều kiện; người livestream không được cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về công dụng, xuất xứ, chất lượng, giá cả, khuyến mại, chính sách bảo hành và các nội dung khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ; thực hiện đúng nội dung quảng cáo đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp pháp luật quy định phải xác nhận nội dung quảng cáo.

Đáng chú ý, dự thảo Luật cấm kinh doanh, tạo điều kiện cho người khác kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa quá hạn sử dụng, và hàng hóa vi phạm quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm. Một điểm mới quan trọng là cấm sử dụng các thuật toán hoặc biện pháp để hạn chế hoặc ưu tiên việc hiển thị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh mà không công khai tiêu chí lựa chọn. Điều này nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch trên các nền tảng TMĐT.

(Tổng hợp)

Bình luận

Tin bài khác

Thông điệp của Tổng Bí thư và triết lý cải cách từ nơi gần dân nhất
09:10, 14/07/2025

Thông điệp của Tổng Bí thư và triết lý cải cách từ nơi gần dân nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có một phát biểu dứt khoát về vai trò của chính quyền cấp xã trong cải cách hành chính. Một thông điệp ngắn, nhưng đủ sức lay chuyển cả hệ thống nếu được thực thi đến tận cùng: 'Tôi chỉ biết đến chính quyền xã'.

Xem thêm
Sắp xếp lại đơn vị hành chính lãnh thổ: Kiến tạo hiệu lực quản trị Nhà nước
15:50, 11/07/2025

Sắp xếp lại đơn vị hành chính lãnh thổ: Kiến tạo hiệu lực quản trị Nhà nước

Trong tiến trình hiện đại hóa nhà nước và xây dựng nền hành chính phục vụ, việc tối ưu hóa hệ thống đơn vị hành chính lãnh thổ đang trở thành một yêu cầu tất yếu, vừa mang tính chiến lược lâu dài, vừa mang tính cấp bách trong ngắn hạn.

Xem thêm
Bộ Quốc phòng đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số
16:04, 11/07/2025

Bộ Quốc phòng đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số

Bộ Quốc phòng đã hoàn thành 100% phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân theo Nghị quyết số 122/NQ-CP của Chính phủ...

Xem thêm
Chuyển đổi số: Đòn bẩy phát triển du lịch
09:15, 09/07/2025

Chuyển đổi số: Đòn bẩy phát triển du lịch

Từ sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đã trở thành một hướng phát triển tất yếu của ngành du lịch.

Xem thêm
"Một cửa số" hướng tới nền hành chính hiện đại, hiệu quả, minh bạch
10:23, 09/07/2025

"Một cửa số" hướng tới nền hành chính hiện đại, hiệu quả, minh bạch

Từ ngày 1/7, Cổng Dịch vụ công quốc gia chính thức trở thành “Một cửa số” tập trung, tiếp nhận hồ sơ trực tuyến duy nhất sau khi đóng toàn bộ các Cổng Dịch vụ công tỉnh, thành phố.

Xem thêm
Tích hợp định danh cá nhân vào đơn thuốc
09:12, 08/07/2025

Tích hợp định danh cá nhân vào đơn thuốc

Theo quy định mới từ Bộ Y tế, đơn thuốc kê cho người bệnh phải có thông tin về số định danh cá nhân hoặc số căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người bệnh. Quy định này nhằm quản lý việc kê đơn thuốc ngoại trú minh bạch hơn.

Xem thêm
Chuyển đổi số - hệ thần kinh trung ương của chính quyền hai cấp
09:13, 08/07/2025

Chuyển đổi số - hệ thần kinh trung ương của chính quyền hai cấp

Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: "Chuyển đổi số chính là hệ thần kinh trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã trong mô hình chính quyền hai cấp"...

Xem thêm