“Luật hóa” tài sản mã hóa: Hướng đi mới cho nền kinh tế số!

Với việc Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số (có hiệu lực từ ngày 1/1/2026), Việt Nam chính thức hợp pháp hóa việc sở hữu và sử dụng tài sản mã hóa. Dấu mốc này đã chấm dứt tình trạng nhiều năm mơ hồ về mặt pháp lý và ước tính khoảng 17 triệu người Việt Nam hiện đang nắm giữ tài sản mã hóa sẽ được công nhận và bảo vệ chính thức theo pháp luật.

09:22, 02/07/2025

Tiến sĩ Jeff Nijsse, giảng viên cấp cao Đại học RMIT và chuyên gia về tài sản mã hóa đã có những giải thích vì sao Luật Công nghiệp công nghệ số đầu tiên của Việt Nam đang mở ra hướng đi mới cho nền kinh tế số.

Tài sản mã hóa thoát khỏi vùng xám pháp lý

Luật mới lần đầu tiên đưa ra định nghĩa pháp lý cho “tài sản số”, phân loại thành hai nhóm chính gồm “tài sản ảo” và đáng chú ý là “tài sản mã hóa”.

“Tài sản mã hóa” là hạng mục bao trùm cho tiền mã hóa, với chức năng tài chính rõ ràng và hoạt động trên chuỗi khối (blockchain) riêng. Những tài sản này được định nghĩa là sử dụng công nghệ mã hóa để xác thực trong quá trình tạo lập, phát hành, lưu trữ và chuyển giao.

Việt Nam chính thức hợp pháp hóa việc sở hữu và sử dụng tài sản mã hóa với Luật Công nghiệp công nghệ số mới ra đời. (Hình: Unsplash)

Việt Nam chính thức hợp pháp hóa việc sở hữu và sử dụng tài sản mã hóa với Luật Công nghiệp công nghệ số mới ra đời.

(Hình: Unsplash)

Như vậy, các loại tiền mã hóa phổ biến như Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) hoàn toàn phù hợp với định nghĩa “tài sản mã hóa” vì chúng được coi là có chức năng tài chính và sử dụng công nghệ mã hóa. Cách phân loại này giúp hàng triệu nhà đầu tư tại Việt Nam tin tưởng rằng những tài sản này không còn phải nằm trong vùng xám về mặt pháp lý.

Trong khi đó, “tài sản ảo” có thể được hiểu là bao gồm các tài sản kỹ thuật số như điểm thưởng hoặc vật phẩm ảo trong game, vốn không thực sự có chức năng tài chính. Sự tách biệt này rất quan trọng để tạo ra quy định có mục tiêu và hiệu quả.

Stablecoin được quản lý riêng

Đáng chú ý, luật mới không coi các loại stablecoin được neo theo tiền pháp định và tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC) là tài sản mã hóa. Những loại tiền này sẽ vẫn tuân theo các luật dân sự và tài chính hiện hành.

Các stablecoin như Tether và USDC thuộc nhóm những tài sản tài chính tăng trưởng nhanh nhất trong những năm gần đây. Giá trị của stablecoin được neo theo một lượng tiền truyền thống do chính phủ phát hành như đô la Mỹ hoặc Euro. Do vậy, chúng được coi là một dạng số của tiền pháp định.

Luật mới nêu rõ rằng các dạng số của tiền pháp định không được coi là “tài sản mã hóa” hoặc “tài sản ảo”. Do đó, chúng nằm ngoài phạm vi của luật và sẽ tuân theo khuôn khổ quản lý các phương thức thanh toán và công cụ tài chính khác. Hy vọng rằng trong tương lai, quy định rõ ràng hơn về stablecoin sẽ cho phép các doanh nghiệp kết hợp thanh toán stablecoin vào hoạt động của mình.

Cánh cửa dành cho các doanh nhân tài sản mã hóa

Đối với các công ty khởi nghiệp và nhà phát triển trong lĩnh vực tài sản mã hóa, tác động từ việc ban hành luật là tức thì. Luật cung cấp khuôn khổ rõ ràng để xây dựng và vận hành các doanh nghiệp tài sản mã hóa tại Việt Nam, nhằm đảo ngược xu hướng các công ty khởi nghiệp đăng ký kinh doanh tại các quốc gia khác như Singapore để tìm kiếm sự rõ ràng về mặt pháp lý. Điều này mở ra một thị trường khổng lồ trong nước vốn chưa tồn tại chính thức trước đây.

Bằng cách tạo ra hành lang pháp lý cho môi trường hoạt động, luật mới bảo vệ các nhà phát triển trong nước và cho phép các nhà đầu tư tự tin hơn, đồng thời tạo điều kiện cho các sàn giao dịch hiện tại có hướng đi rõ ràng để mở rộng tại thị trường Việt Nam. Chúng ta có thể mong đợi sẽ có nhiều sàn giao dịch quốc tế chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ năm 2026 khi luật có hiệu lực.

Một mốc son chiến lược của Việt Nam

Ở cấp quốc gia, luật mới tạo điều kiện chính thức hóa thị trường blockchain trị giá 105 tỉ đô la Mỹ tại Việt Nam. Mục tiêu chính ở tầm quốc gia là đưa một "nền kinh tế ngầm" khổng lồ, trước đây không bị đánh thuế vào khu vực chính thức. Bằng cách ban hành quy định cho lĩnh vực này, Việt Nam có thể theo dõi hoạt động, tạo ra nguồn thu thuế đáng kể và hạn chế tình trạng “tháo chạy vốn” hiện xảy ra thông qua các sàn giao dịch nước ngoài.

Với Luật Công nghiệp công nghệ số, Việt Nam đang định vị mình là một đối thủ cạnh tranh nghiêm túc với Singapore và Thái Lan trong cuộc đua trở thành trung tâm tài sản mã hóa hàng đầu của khu vực. Bên cạnh dân số trẻ am hiểu công nghệ và cộng đồng nhà phát triển năng động, Việt Nam hiện đã có nền tảng pháp lý để hỗ trợ cho tham vọng của mình.

PV

Bình luận

Tin bài khác

Khẩn trương ban hành quy chuẩn kết nối, chia sẻ dữ liệu từ địa phương lên Trung ương
11:06, 01/07/2025

Khẩn trương ban hành quy chuẩn kết nối, chia sẻ dữ liệu từ địa phương lên Trung ương

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, bảo đảm thông suốt, hiệu quả, không gián đoạn.

Xem thêm
“Giữ cửa - canh dữ liệu” để Cổng DVCQG vận hành chính thức theo chế độ "một cửa số"
09:44, 01/07/2025

“Giữ cửa - canh dữ liệu” để Cổng DVCQG vận hành chính thức theo chế độ "một cửa số"

Với vai trò tiên phong trong kiến tạo Chính phủ số, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã hoàn tất công tác chuẩn bị, đảm bảo Cổng Dịch vụ công Quốc gia (Cổng DVCQG) sẵn sàng vận hành chính thức theo chế độ "một cửa số" duy nhất từ ngày hôm nay, 01/7/2025…

Xem thêm
Chính phủ thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, cấp vốn 1.000 tỷ đồng
12:26, 30/06/2025

Chính phủ thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, cấp vốn 1.000 tỷ đồng

Chính phủ thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia để thúc đẩy phát triển, khai thác, ứng dụng, quản trị dữ liệu quốc gia. Đây là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và giao Bộ Công an quản lý.

Xem thêm
Chuyển đổi số: Mở rộng cánh cửa thị trường
12:53, 30/06/2025

Chuyển đổi số: Mở rộng cánh cửa thị trường

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi số đã, đang và sẽ là xu hướng tất yếu đối với mọi lĩnh vực kinh tế; trong đó, chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại đang trở thành "chìa khóa" giúp xóa nhòa khoảng cách địa lý, kết nối trực tiếp doanh nghiệp với người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Xem thêm
Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào địa giới hành chính
09:33, 30/06/2025

Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào địa giới hành chính

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.

Xem thêm
Bảo đảm việc cung cấp dịch vụ công thông suốt, không bị gián đoạn
10:25, 27/06/2025

Bảo đảm việc cung cấp dịch vụ công thông suốt, không bị gián đoạn

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 318/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tại cuộc họp về triển khai giải pháp thực hiện rà soát, đánh giá, nâng cấp, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính theo mô hình mới.

Xem thêm
Gỡ rào cản phi thuế quan vì thịnh vượng chung ASEAN
16:10, 27/06/2025

Gỡ rào cản phi thuế quan vì thịnh vượng chung ASEAN

Trong nền kinh tế số, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử và hạ tầng số đang kéo theo nhu cầu đầu tư mạnh vào fintech, trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng. Những rào cản phi thuế quan như quy định lưu trữ dữ liệu trong nước và bảo hộ sở hữu trí tuệ không đồng đều là mối lo ngại lớn…

Xem thêm