Gỡ rào cản phi thuế quan vì thịnh vượng chung ASEAN

Trong nền kinh tế số, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử và hạ tầng số đang kéo theo nhu cầu đầu tư mạnh vào fintech, trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng. Những rào cản phi thuế quan như quy định lưu trữ dữ liệu trong nước và bảo hộ sở hữu trí tuệ không đồng đều là mối lo ngại lớn…

16:10, 27/06/2025

Chia sẻ tại Hội thảo “Gỡ bỏ rào cản phi thuế quan vì thịnh vượng chung ASEAN” diễn ra sáng 27/6 do Báo Tài chính - Đầu tư phối hợp với Đại sứ quán New Zealand tổ chức, ông Đoàn Vũ Hoài Nam, Cộng sự cấp cao, Công ty Luật TNHH ASL cho rằng, khi ASEAN tiến tới hội nhập kinh tế sâu rộng hơn, các rào cản phi thuế quan (non-tariff barriers) đang nổi lên như những thách thức dai dẳng đối với cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực.

Dưới góc nhìn của một hãng luật quốc tế tư vấn cho cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các rào cản phi thuế quan không còn chỉ là gánh nặng hành chính, mà đã trở thành yếu tố chiến lược chi phối cách thức doanh nghiệp tổ chức đầu tư, thiết kế chuỗi cung ứng và mở rộng hoạt động.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Theo ông Đoàn Vũ Hoài Nam, ASEAN đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong cắt giảm thuế quan thông qua các khuôn khổ như Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA). Tuy nhiên, các rào cản phi thuế liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật, thủ tục phê duyệt và quy định tuân thủ nội địa vẫn tiếp tục là trở ngại lớn. Một trong những thách thức nổi bật là sự phân mảnh trong hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật giữa các quốc gia.

Dù Việt Nam đã nội luật hóa nhiều tiêu chuẩn quốc gia theo hệ thống quốc tế như ISO và IEC, việc thực thi những tiêu chuẩn này vẫn thiếu đồng bộ giữa các địa phương, kéo theo chi phí tuân thủ tăng cao - đặc biệt trong các ngành như điện tử, nông sản - thực phẩm và dược phẩm.

Yêu cầu về giấy phép và tiếp cận thị trường cũng tạo nên một tầng rào cản phức tạp khác. Những lĩnh vực có điều kiện như logistics, giáo dục, viễn thông và năng lượng tái tạo thường đi kèm với giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài, yêu cầu liên doanh hoặc quy trình phê duyệt kéo dài. Các cấu trúc pháp lý này không chỉ khác biệt giữa các quốc gia mà còn thiếu tính minh bạch, gây khó khăn cho chiến lược mở rộng của cả doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài lẫn doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính như thông quan, cấp visa, giấy phép xây dựng và giấy phép môi trường càng làm tăng tính bất định cho hoạt động đầu tư. Các doanh nghiệp thường phải đối mặt với sự trì hoãn từ 15 đến 90 ngày, nhất là trong những lĩnh vực mới nổi như dịch vụ số, giáo dục và năng lượng tái tạo. Những trở ngại này có thể khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) - trong đó có nhiều doanh nghiệp đến từ New Zealand nản lòng, dù họ đang đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghệ xanh và phát triển bền vững….

 

Có thể nói, hàng rào phi thuế quan ảnh hưởng đáng kể đến dòng chảy thương mại và đang nổi lên như những rào cản lớn đối với xuất khẩu, thương mại điện tử và logistics. Với vai trò là một trong những doanh nghiệp logistics với nhiều năm đi đầu trong việc mở cửa hợp tác, hội nhập quốc tế, cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn cầu, bà Chu Kiều Liên, Giám đốc Công ty T&M Forwarding - Chi nhánh Hà Nội cũng cho rằng, đối với các nước ASEAN, trong đó Việt Nam là một trong 15 quốc gia có dòng thương mại lớn nhất thế giới, các rào cản phi thuế quan đã và đang tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực rõ rệt đến hiệu quả vận hành và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics, vận tải và thương mại.

Thứ nhất là tăng chi phí logistics và chi phí tuân thủ. Các rào cản phi thuế quan như tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch, yêu cầu chứng từ đặc thù hay thủ tục kiểm tra chuyên ngành khiến doanh nghiệp phải tăng đầu tư vào bộ phận kiểm soát chất lượng, bộ phận pháp lý để theo dõi và cập nhật quy định liên tục; Phát sinh chi phí kiểm định, chứng nhận, lưu kho, lưu container tại cảng hoặc cửa khẩu. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Hiệp Hội Doanh Nghiệp Dịch Vụ Logistics Việt Nam, chi phí logistics vẫn chiếm khoảng 16,8–17% GDP, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu khoảng 10,6%, một phần do các chi phí ẩn từ thủ tục và rào cản phi thuế quan.

Thứ hai, kéo dài thời gian thông quan và giao hàng. Rào cản như yêu cầu kiểm tra thực tế, kiểm dịch hoặc cấp phép nhập khẩu khiến thời gian thông quan có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, đặc biệt đối với hàng hóa nông sản, thực phẩm hoặc hàng công nghệ cao.

Việt Nam và nhiều nước ASEAN vẫn đang trong quá trình hiện đại hóa hải quan; sự thiếu đồng bộ giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành khiến doanh nghiệp thường phải làm việc với nhiều cơ quan khác nhau cho cùng một lô hàng. Thời gian kéo dài làm gián đoạn dòng chảy thương mại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chuỗi cung ứng hoặc thương mại điện tử xuyên biên giới.

Thứ ba, giảm hiệu quả vận hành trong logistics và khai thác cảng biển. Khi hàng hóa bị giữ tại cảng hoặc khu vực trung chuyển, công suất khai thác container, bãi hàng, đội xe, tàu... bị giảm do không thể xoay vòng nhanh; Các hãng tàu, cảng biển và doanh nghiệp logistics phải điều chỉnh kế hoạch khai thác thường xuyên, dẫn đến mất ổn định lịch trình, giảm chất lượng dịch vụ…

Trước những rào cản được đặt ra này, việc tháo gỡ, nếu làm đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể chi phí giao dịch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thị trường khu vực; thúc đẩy dòng vốn đầu tư nội khối, bởi các nhà đầu tư luôn tìm đến những nơi có khung khổ pháp lý minh bạch và chuỗi cung ứng thuận lợi; và quan trọng hơn cả là tăng cường niềm tin của người tiêu dùng, khi họ tiếp cận được các sản phẩm chất lượng với giá cả cạnh tranh, mà vẫn an toàn, phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Hiểu rằng sẽ không có một cây đũa thần nào có thể giải quyết ngay các vấn đề phức tạp này, tuy nhiên, hy vọng hội thảo được tổ chức hôm nay sẽ là điểm khởi đầu cho một các đối thoại sâu sắc hơn và đóng góp những giải pháp thực tế, mang tính xây dựng cho tương lai, đại diện đến từ Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam cho cho rằng, sự kiện không dừng lại ở đây mà là sẽ là khởi đầu cho một nỗ lực lâu dài nhằm hướng tới một môi trường thương mại trong khu vực minh bạch, hiệu quả và bao trùm hơn.

Phạm Lê

Bình luận

Tin bài khác

VNPT dẫn đầu tốc độ Internet Wi-Fi tại Việt Nam ba tháng liên tiếp
14:26, 27/06/2025

VNPT dẫn đầu tốc độ Internet Wi-Fi tại Việt Nam ba tháng liên tiếp

Theo báo cáo từ nền tảng đo tốc độ Internet i-Speed (thuộc Trung tâm Internet Việt Nam, VNNIC), VNPT tiếp tục khẳng định vị thế của mình khi duy trì ngôi đầu về tốc độ Internet Wi-Fi tại Việt Nam trong ba tháng liên tục, từ tháng 3 đến tháng 5/2025.

Xem thêm
Triển khai Cổng DVCQG trở thành điểm "một cửa số" tập trung, duy nhất từ 18h hôm nay 27/6
10:21, 27/06/2025

Triển khai Cổng DVCQG trở thành điểm "một cửa số" tập trung, duy nhất từ 18h hôm nay 27/6

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 26/6/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung hoàn thành nâng cấp, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp bảo đảm thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Xem thêm
Sử dụng định danh cá nhân thay cho mã số thuế là cơ hội để “làm sạch” cơ sở dữ liệu
10:04, 26/06/2025

Sử dụng định danh cá nhân thay cho mã số thuế là cơ hội để “làm sạch” cơ sở dữ liệu

Từ ngày 01/7/2025, số định danh cá nhân sẽ chính thức thay thế mã số thuế (MST) đối với cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh trong giao dịch với cơ quan thuế.

Xem thêm
Hướng dẫn triển khai số định danh cá nhân chính thức thay mã số thuế từ 1/7
10:05, 26/06/2025

Hướng dẫn triển khai số định danh cá nhân chính thức thay mã số thuế từ 1/7

Ngày 25/6, tại hội nghị trực tuyến tập huấn về nghiệp vụ và hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai số định danh cá nhân thay thế mã số thuế, lãnh đạo Cục Thuế (Bộ Tài chính) đã công bố một bước thay đổi quan trọng sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Xem thêm
Quốc hội phải tiên phong trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số
10:09, 26/06/2025

Quốc hội phải tiên phong trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số

Chiều 25/6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị chuyên đề về ứng dụng trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số phục vụ các hoạt động của Quốc hội.

Xem thêm
Từ 1/7, doanh nghiệp không có VNeID sẽ không được truy cập hệ thống thuế điện tử
10:13, 26/06/2025

Từ 1/7, doanh nghiệp không có VNeID sẽ không được truy cập hệ thống thuế điện tử

Từ ngày 1/7/2025, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ không thể sử dụng tài khoản cũ để truy cập hệ thống thuế điện tử.

Xem thêm