Công nghiệp số là nền móng vững chắc cho chuyển đổi số thành công

Phát triển kinh tế số không thể tách rời khỏi phát triển công nghiệp, bởi công nghiệp là lĩnh vực tạo ra giá trị vật chất trực tiếp và đóng vai trò then chốt trong nâng cao năng suất, chất lượng nền kinh tế.

09:32, 29/05/2025

Phát triển kinh tế số không thể tách rời khỏi phát triển công nghiệp

Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển chiến lược - giai đoạn “chuyển mình vươn lên” của Dân tộc. Chỉ trong thời gian rất ngắn, Bộ Chính trị đã ban hành một loạt các nghị quyết đột phá, nổi bật là bốn Nghị quyết được coi là "Bộ tứ trụ cột" để tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước phát triển, đó là: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết số 59-NQ/TW về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.

Tại Tọa đàm và gặp mặt báo chí Chuỗi sự kiện quốc tế 2025 - một diễn đàn để các chuyên gia cùng chia sẻ về những định hướng, chính sách và giải pháp để phát triển công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số đang là xu thế toàn cầu, TS. Nguyễn Quân - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam đánh giá, những Nghị quyết trên thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của Đảng và Nhà nước nhằm đưa khoa học - công nghệ, công nghiệp và đổi mới sáng tạo trở thành động lực trung tâm cho sự phát triển đất nước.

Phân tích vai trò của công nghiệp trong chuyển đổi số quốc gia, TS. Nguyễn Quân cho rằng, phát triển kinh tế số không thể tách rời khỏi phát triển công nghiệp. Bởi công nghiệp là lĩnh vực tạo ra giá trị vật chất trực tiếp và đóng vai trò then chốt trong nâng cao năng suất, chất lượng nền kinh tế.

Đặc biệt, chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp là thách thức lớn nhất, bởi nó đòi hỏi sự tích hợp toàn diện từ hệ thống vận hành, dữ liệu, đến tự động hóa và trí tuệ nhân tạo.

Công nghiệp là lĩnh vực tạo ra giá trị vật chất trực tiếp và đóng vai trò then chốt trong nâng cao năng suất, chất lượng nền kinh tế

Nghị quyết số 57-NQ/TW - nhiều điểm mới “cởi mở”

Tại Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ Chính trị đặt mục tiêu đầy tham vọng là đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP, và đến năm 2045 đạt 50%. Theo tính toán, hiện kinh tế số mới chỉ chiếm hơn 18% GDP, cho thấy đây sẽ là một cuộc chạy đua thực sự.

Tuy nhiên, cuộc chạy đua này được tiếp sức bởi nhiều điểm rất mới của Nghị quyết số 57, “mở đường” cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đó là đề xuất tăng đầu tư ngân sách cho khoa học - công nghệ lên tối thiểu 3% tổng chi ngân sách, và đầu tư xã hội đạt 2% GDP vào năm 2030 - điều mà các quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc mất hàng chục năm để đạt được.

Đây cũng là lần đầu tiên, Đảng thừa nhận tính rủi ro, tính mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học - điều kiện tiên quyết để đổi mới sáng tạo có thể diễn ra thực chất. Một điểm nhấn khác của Nghị quyết số 57-NQ/TW là Nhà nước cho phép áp dụng cơ chế quỹ, khoán chi thay vì áp đặt cơ chế quản lý ngân sách cứng nhắc gây cản trở như hiện nay.

Doanh nghiệp giữ vai trò then chốt, đặc biệt là khu vực tư nhân

Với Nghị quyết số 68-NQ/TW, đây là một văn bản đánh dấu bước chuyển quan trọng khi Đảng lần đầu xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế. Hiện Việt Nam có nhiều tập đoàn tư nhân Việt Nam như VinFast, Hòa Phát, FPT… đang đi đầu trong đầu tư công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm công nghiệp có hàm lượng chất xám cao.

Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều vướng mắc, ví dụ như: Quy định về quỹ phát triển khoa học – công nghệ (trích tối đa 10% lợi nhuận trước thuế) chưa có tính bắt buộc, thiếu linh hoạt, không tạo động lực đầu tư thực sự; Nhiều doanh nghiệp chọn đầu tư bằng lợi nhuận sau thuế để tránh ràng buộc thủ tục, đồng nghĩa với việc không được ưu đãi thuế.

Để tháo gỡ những bất cập này rõ ràng cần có một cơ chế khuyến khích thực chất, hiệu quả, để doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể chủ động đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất.

TS. Nguyễn Quân khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, hãy mạnh dạn hợp tác cùng các tổ chức khoa học, chuyên gia công nghệ. Với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội Tự động hóa Việt Nam, ông Quân khẳng định, Hội sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu nội tại; chuyển đổi toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp lên môi trường số; tư vấn, đào tạo, triển khai các công nghệ AI, IoT, Big Data, Cloud, tự động hóa.

Việt Nam đang đứng trước một thời cơ lớn. Với hai Nghị quyết số 57 và 68 cùng sự quyết tâm chính trị từ Trung ương đến doanh nghiệp, tin tưởng rằng Việt Nam có thể bứt phá - phát triển công nghiệp công nghệ cao, xây dựng nền kinh tế số hiện đại, độc lập và có sức cạnh tranh toàn cầu.

(Nguồn: Tạp chí Tài chính)

Bình luận

Tin bài khác

Cách tra cứu thông tin sử dụng điện trên VNeID
15:44, 28/05/2025

Cách tra cứu thông tin sử dụng điện trên VNeID

Ứng dụng VNeID do Chính phủ phát triển không chỉ dùng để định danh, mà còn tích hợp nhiều tiện ích hữu ích hỗ trợ người dân, trong đó có tra cứu thông tin sử dụng điện.

Xem thêm
Pháp muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực AI
15:47, 28/05/2025

Pháp muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực AI

Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron cho biết, Pháp muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo, công nghệ số, robot, tự động hóa. Việt Nam và Pháp cần chia sẻ tầm nhìn chung về các lĩnh vực này.

Xem thêm
Yếu tố cốt lõi để phát triển là con người, công nghệ và trải nghiệm khách hàng
09:50, 28/05/2025

Yếu tố cốt lõi để phát triển là con người, công nghệ và trải nghiệm khách hàng

Năm 2025, Tasco đặt trọng tâm vào nâng cao trải nghiệm khách hàng toàn diện (end-to-end), dựa trên tệp 3,7 triệu khách hàng VETC và gần 700.000 lượt khách dịch vụ ô tô mỗi năm…

Xem thêm
"Mỏ vàng” của nền kinh tế số và “phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam
15:46, 28/05/2025

"Mỏ vàng” của nền kinh tế số và “phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Xem thêm
Doanh nghiệp công nghệ số Việt: Cơ hội làm chủ công nghệ - đột phá vươn mình
15:58, 27/05/2025

Doanh nghiệp công nghệ số Việt: Cơ hội làm chủ công nghệ - đột phá vươn mình

Diễn ra trong 02 ngày 27-28/5/2025 tại Hà Nội, Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2025 (Vietnam - Asia DX Summit 2025) do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức với chủ đề “Làm chủ công nghệ - Đột phá, Vươn mình”.

Xem thêm
Sinh viên Việt Nam lập kỷ lục thành tích tại vòng chung kết Huawei ICT Competition 2024 - 2025
15:57, 27/05/2025

Sinh viên Việt Nam lập kỷ lục thành tích tại vòng chung kết Huawei ICT Competition 2024 - 2025

Tham dự Chung kết toàn cầu Cuộc thi Huawei ICT Competition 2024 - 2025, đoàn Việt Nam với 03 đội tuyển gồm 09 sinh viên tài năng đã xuất sắc giành trọn vẹn 03 giải thưởng cao: giải Nhất nội dung Cloud Track, giải Nhì nội dung Computing Track và giải Ba nội dung Network Track. Với kết quả bứt phá này, đoàn Việt Nam đã lập nên kỷ lục thành tích sau 03 năm tham dự cuộc thi.

Xem thêm
Bộ Chính trị yêu cầu hoàn tất sắp xếp cấp xã trước 15/7, cấp tỉnh trước 15/8/2025
10:39, 27/05/2025

Bộ Chính trị yêu cầu hoàn tất sắp xếp cấp xã trước 15/7, cấp tỉnh trước 15/8/2025

Ngày 25/5/2025, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 157-KL/TW của Bộ Chính trị về triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.

Xem thêm