Bị lập tới 20 fanpage giả, homestay kêu cứu giữa cơn bão lừa đảo mùa du lịch

Một homestay ở Sa Pa bị lập tới 20 fanpage giả chỉ trong mùa du lịch cao điểm. Fanpage lừa đảo tràn lan, doanh nghiệp kêu cứu, người dùng mất tiền triệu vì tin nhầm quảng cáo giả mạo.

13:47, 11/07/2025

Sập bẫy fanpage giả, mất tiền triệu chỉ trong vài phút vì vội đặt phòng

Dù báo chí, truyền thông đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng fanpage giả mạo các homestay, resort để trục lợi, nhưng cứ đến mùa cao điểm du lịch hè, tình trạng này lại tái diễn, khiến doanh nghiệp kiệt sức, còn người tiêu dùng rơi vào bẫy lừa đảo.

Tại Sa Pa, Lá Đỏ Homestay đã nhiều lần phát đi cảnh báo về việc bị giả mạo. Có thời điểm, đơn vị này phát hiện tới 20 fanpage mạo danh. Gần như mỗi tháng, fanpage chính thức của Lá Đỏ đều phải đăng bài cảnh báo mới, vì các trang giả mạo liên tục xuất hiện, tràn lan trên mạng.

Fanpage Lá Đỏ Homestay liên tục phát ra cảnh báo lừa đảo khi có tới hơn 20 fanpage giả mạo 
Fanpage Lá Đỏ Homestay liên tục phát ra cảnh báo lừa đảo khi có tới hơn 20 fanpage giả mạo.

“Thời gian gần đây, chúng mình nhận được rất nhiều thông tin rằng xuất hiện fanpage giả mạo Lá Đỏ Homestay để trục lợi từ khách hàng. Tình trạng giả mạo hiện tại đã quá lộng hành và khó kiểm soát. Có đến hàng chục fanpage giả mạo thông tin của chúng mình để trục lợi từ khách hàng”, fanpage chính thức của Lá Đỏ bất lực kêu cứu. 

Tương tự Mường Dy Retreat Ba Vì cũng lên tiếng cảnh báo sau khi liên tiếp 3 trường hợp bị mất tiền cọc vì fanpage giả mạo. Thậm chí có khách hàng bị lừa đặt cọc số tiền đến 13 triệu đồng. 

“Gần đây, chúng tôi phát hiện một số Fanpage giả mạo Mường Dy Retreat Ba Vì nhằm trục lợi từ khách hàng. Dù đã có nhiều biện pháp báo cáo, nhưng các Fanpage này vẫn liên tục xuất hiện, gây nhầm lẫn và tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo. Hiện chúng tôi đã report và Facebook đã xóa page mạo danh Mường Dy Retreat Ba Vì”, anh Hà đại diện đơn vị vận hành khu nghỉ dưỡng Mường Dy Retreat Ba Vì chia sẻ.  

Thủ đoạn của các đối tượng là sao chép hình ảnh, nội dung từ fanpage chính thống rồi chạy quảng cáo để tăng độ tin cậy. Các fanpage giả thường đầu tư lớn vào lượt thích, bình luận, chia sẻ nhằm đánh lừa thuật toán tìm kiếm của Facebook, khiến khi người dùng tra từ khóa thương hiệu, trang giả lại hiển thị ở vị trí đầu tiên. 

Kịch bản lừa đảo thường bắt đầu bằng việc để lại số hotline "rởm" không thể liên lạc, buộc nạn nhân phải chuyển sang nhắn tin qua Messenger.

Tại đây, kẻ mạo danh đóng vai nhân viên lễ tân hoặc kinh doanh, dẫn dụ người dùng chuyển khoản đặt cọc. Sau khi nhận tiền, chúng viện lý do "giao dịch lỗi", yêu cầu chuyển lần hai. Tiếp theo, chúng tung chiêu mới: đưa ra một "nhân viên hoàn tiền" và yêu cầu cung cấp mã xác thực ngân hàng (OTP) để chiếm đoạt toàn bộ tiền trong tài khoản.
Mường Dy Retreat Ba Vì lên tiếng cảnh báo khách hàng về fanpage giả mạo, lừa tiền đặt cọc, có lượt tương tác cao gần gấp đôi trang chính thức

Chị Hiền, một nhân viên văn phòng tại Hà Nội cho biết từng liên hệ qua số hotline trên fanpage giả của Mường Dy Retreat hàng chục lần nhưng không ai bắt máy. Sau đó chị chuyển sang nhắn tin qua Messenger của page này và bị lừa đặt mất 3 triệu đồng theo đúng kịch bản trên.

Còn chị Lê Hoài Trang (du khách TP.HCM) cho hay hồi tháng 4 năm nay, chị cũng đặt phòng tại Mường Dy Retreat và may mắn thoát bẫy. Khi nhận thấy cách trò chuyện của admin fanpage quá cộc lốc và liên tục hối thúc chuyển tiền, chị sinh nghi, dừng giao dịch và tra cứu thông tin từ trang chính thức, nhờ đó phát hiện sự thật.

Cần một cơ chế bảo vệ người dùng trước làn sóng fanpage mạo danh

Tình trạng mạo danh Fanpage khách sạn, homestay đã khá phổ biến với hầu hết nhiều địa điểm thu hút khách du lịch. Đặc biệt xảy ra trong mùa cao điểm vì nguồn cung phòng có hạn, liên tục xảy ra tình trạng “cháy phòng”. 

Trước thực trạng này, nhiều đơn vị du lịch, các chủ homestay, khách sạn chỉ đành bất lực “report” các trang giả mạo và liên tục đưa ra cảnh báo trên Fanpage chính thức. 

Dù đứng trước tình trạng đáng báo động, Facebook chỉ dừng lại ở việc khuyến cáo người dùng thận trọng khi đặt phòng và chuyển khoản, mà chưa đưa ra bất kỳ giải pháp cụ thể nào để xử lý. Trong nhiều hội nhóm đặt phòng khu nghỉ dưỡng, homestay, khách sạn khách hàng bắt đầu thêm 1 động tác nữa là nhờ cộng đồng check uy tín của page và nhân viên nhân viên kinh doanh của những nơi này trước khi đặt cọc.

Nhiều chủ cơ sở kinh doanh du lịch chỉ biết bất lực kêu cứu trên mạng khi tình trạng mạo danh fanpage kéo dài mà không có phương án giải quyết. 

Trước sự thụ động từ nền tảng mạng xã hội và nỗ lực bất thành của nhiều doanh nghiệp, không ít các đơn vị du lịch, homestay, khách sạn đã buộc phải tìm kiếm giải pháp khác dù chưa thật sự hiệu quả.

"Trong thời gian vừa rồi có rất nhiều cơ sở đã "report", báo cáo với Facebook nhưng không hiệu quả. Một số đơn vị cùng tìm phương án khác như tạo tích xanh để fanpage uy tín hơn. Nhưng thực tế hiện nay, có những fanpage lừa đảo cũng đã lên tích xanh", ông Trần Đức Độ, Giám đốc kinh doanh Công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch PLC chia sẻ.

Theo ông Độ, bài toán hiện nay nhằm bảo vệ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạc, homestay là yêu cầu mỗi đơn vị phải có giấy pháp đăng ký kinh doanh trùng khớp với tên thương hiệu chính thống.

Thứ hai, các đơn vị nên có giấy bảo hộ tác quyền mỹ thuật trong logo của mình để các đối tượng lừa đảo không lấy được logo thương hiệu. 

Về phía người dân, theo ông Trần Quang Linh, chuyên gia an toàn thông tin của dự án Chongluadao.vn, để tránh rơi vào bẫy lừa đảo, du khách cần tỉnh táo và ưu tiên đặt phòng qua các nền tảng uy tín như Booking.com, Agoda, Traveloka... hoặc đến trực tiếp cơ sở lưu trú để giao dịch. 

Ông Linh nhấn mạnh, tuyệt đối không chuyển tiền đặt cọc qua các fanpage lạ, kể cả khi những trang này có chạy quảng cáo. 

Chỉ nên đặt tour, phòng nghỉ qua các ứng dụng du lịch lớn, website chính thức của khách sạn hoặc công ty lữ hành có pháp nhân rõ ràng. 

Khi kiểm tra fanpage, cần chú ý các dấu hiệu nhận biết thật, giả như: số lượt theo dõi, lịch sử bài đăng, dấu tích xanh, mã số thuế, đường dẫn website chính thức... Đặc biệt, cần cảnh giác với chiêu trò "tiền treo - chuyển lần 2", đây là dấu hiệu điển hình của các vụ lừa đảo.

Bên cạnh việc giả mạo Fanpage của các homestay, khách sạn, nhiều hình thức lừa đảo tinh vi khác cũng đang lan rộng trên Facebook. Dù đã có nhiều cảnh báo nhưng không ít người dùng vẫn dễ dàng sập bẫy. 

Việc các nền tảng có chủ động xây dựng cơ chế bảo vệ người dùng hay không sẽ quyết định trực tiếp đến mức độ an toàn trong môi trường số. 

Khi lừa đảo ngày càng tinh vi và lan rộng, người dùng không thể chỉ dựa vào sự cảnh giác cá nhân, mà cần một hệ sinh thái mạng xã hội có trách nhiệm, minh bạch và sẵn sàng can thiệp khi rủi ro xảy ra.

Hạ Thương

Bình luận

Tin bài khác

Nhận tin nhắn lạ từ Zalo, cụ ông 80 tuổi suýt mất hàng trăm triệu đồng
09:18, 10/07/2025

Nhận tin nhắn lạ từ Zalo, cụ ông 80 tuổi suýt mất hàng trăm triệu đồng

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an phường Hà Đông đã khẩn trương đến trụ sở ngân hàng để xác minh. Tại đây, lực lượng Công an đã gặp gỡ, trao đổi và trấn an tinh thần cụ ông. Sau khi bình tĩnh lại, ông L. cho biết đã nhận được tin nhắn từ một tài khoản Zalo lạ.

Xem thêm
Tin tích xanh Facebook, người mẹ mất 50 triệu vì học kỳ quân đội giả mạo
08:15, 10/07/2025

Tin tích xanh Facebook, người mẹ mất 50 triệu vì học kỳ quân đội giả mạo

Thấy quảng cáo chương trình “học kỳ quân đội” có tích xanh, chị V. nhấn vào tìm hiểu để đăng ký cho con, không ngờ phía sau là chiêu trò lừa đảo tinh vi khiến chị mất trắng 50 triệu đồng.

Xem thêm
Cảnh báo mạo danh cán bộ xã/phường, lừa cập nhật VNeID giả để chiếm đoạt tài sản
15:54, 09/07/2025

Cảnh báo mạo danh cán bộ xã/phường, lừa cập nhật VNeID giả để chiếm đoạt tài sản

Bộ Công an cảnh báo khẩn hành vi lừa đảo, mạo danh cán bộ xã/phường gọi điện yêu cầu người dân cập nhật, đồng bộ thông tin thân nhân (hộ khẩu, VNeID…) để đáp ứng quy hoạch hành chính mới...

Xem thêm
Phát hiện kho hàng lậu hơn 47.000 sản phẩm chuyên bán qua TikTok
10:37, 10/07/2025

Phát hiện kho hàng lậu hơn 47.000 sản phẩm chuyên bán qua TikTok

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện một kho hàng chứa hơn 47.000 sản phẩm vi phạm, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ Trung Quốc, cho thấy dấu hiệu buôn lậu xuyên biên giới tinh vi qua thương mại điện tử.

Xem thêm
Cảnh báo lừa đảo khi tham gia đầu tư trên sàn giao dịch vàng quốc tế
10:49, 09/07/2025

Cảnh báo lừa đảo khi tham gia đầu tư trên sàn giao dịch vàng quốc tế

Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã cảnh báo chiêu trò lừa đảo của các đối tượng mời chào tham gia đầu tư các sàn giao dịch vàng quốc tế. Nhiều người dân đã trở thành nạn nhân, mất hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng vì tin vào những lời mời gọi đầu tư siêu lợi nhuận trên mạng xã hội.

Xem thêm
Cảnh báo lừa đảo khi tham gia đầu tư trên sàn giao dịch vàng quốc tế
09:37, 09/07/2025

Cảnh báo lừa đảo khi tham gia đầu tư trên sàn giao dịch vàng quốc tế

Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã cảnh báo chiêu trò lừa đảo của các đối tượng mời chào tham gia đầu tư các sàn giao dịch vàng quốc tế. Nhiều người dân đã trở thành nạn nhân, mất hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng vì tin vào những lời mời gọi đầu tư siêu lợi nhuận trên mạng xã hội.

Xem thêm
Cảnh giác trước thông tin xấu, độc liên quan đến danh sách nhân sự chuẩn bị Đại hội Đảng
09:18, 09/07/2025

Cảnh giác trước thông tin xấu, độc liên quan đến danh sách nhân sự chuẩn bị Đại hội Đảng

Người dân cần chú ý tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật, không chia sẻ hoặc lan truyền các thông tin không đúng sự thật, chưa được kiểm chứng liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng.

Xem thêm